Anh Hùng Việt Nam

& Ideas for Costume Contest

Trần Hưng Đạo (Vietnamese: [ʈə̂n hɨŋ ɗâːwˀ]; 1231–1300), real name Trần Quốc Tuấn (陳國峻), also known as Grand Prince Hưng Đạo (Hưng Đạo Đại Vương – 興道大王), was a Vietnamese royal prince, statesman and military commander of Đại Việt military forces during the Trần dynasty. After his death, he was considered a saint and deified by the people and named Đức Thánh Trần (德聖陳) or Cửu Thiên Vũ Đế (九天武帝).[1][2] Hưng Đạo commanded the Vietnamese armies that repelled two out of three major Mongol invasions in the late 13th century.[3] His multiple victories over the Yuan dynasty under Kublai Khan are considered among the greatest military feats in Vietnamese history.

The three watercolor paintings depict Thánh Trần (Đức Thánh Hưng Đạo) and his six generals


Lý Thái Tổ

Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖, 8 tháng 3 năm 97431 tháng 3 năm 1028) là hoàng đế sáng lập ra nhà Lý (hay còn gọi là Hậu Lý để phân biệt với nhà Tiền Lý do Lý Nam Đế sáng lập) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.

Thời gian trị vì của ông chủ yếu để đàn áp các cuộc nổi dậy, vì lòng dân chưa phục được nhà Lý. Khi lòng dân đã yên, triều đình trung ương được củng cố, ông dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010, đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm. Đến cuối năm 1225, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng buộc nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh (1218-1277).


Lý Thường Kiệt

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, 

tiệt nhiên định phận tại thiên thư. 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 

nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. 

"Năm 1075, biết tin quân Tống chuẩn bị đem quân sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã nhận định: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra phá thế mạnh của giặc”."  Lý Thường Kiệt sinh năm Kỷ Mùi 1019, họ Ngô tên Tuấn, quê ở phủ Thái Hòa, Thăng Long (Hà Nội). Thuở nhỏ ông đã ham học hỏi, nghiên cứu binh thư và tập luyện võ thường xuyên. Là một người văn võ song toàn nên ông luôn khao khát gây dựng việc lớn. Năm 23 tuổi ông làm quan theo hầu vua Lý Thái Tông và đã phục vụ qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông. Bên cạnh đó, ông cũng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đem quân chinh chiến Bắc phạt.

Ngô Quyền

Đề cập đến Ngô Quyền, mọi người không thể không nhớ đến trận chiến Bạch Đằng, một chiến thắng lịch sử rực rỡ, là biểu tượng cho cuộc đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của bên Bắc kéo dài 1.000 năm của nhân dân Việt Nam.

Ngô Quyền sinh năm 898 tại Đường Lâm, Ba Vì (nay là Hà Nội), và qua đời năm 944. Ông còn được biết đến với tên gọi khác là Tiền Ngô Vương, vị vua sáng lập nhà Ngô. Lịch sử ghi chép về những công lao xây dựng đất nước của Ngô Quyền từ năm 938, khi ông tổ chức lực lượng tiến quân về phía Bắc, đánh bại Kiều Công Tiễn và chiếm thành Đại La. Trận Bạch Đằng năm 937, do sự chỉ huy của ông, là bước quan trọng mở ra kỷ nguyên độc lập, đồng thời xây dựng quê hương mới tại Cổ Loa (thành phố Hà Nội ngày nay) vào năm 939.

Trưng Trắc & Trưng Nhị

Hai Bà Trưng đã ra lời thề ở Hát Môn: Một xin rửa sạch nước thù / Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng / Ba kẻo oan ức lòng chồng / Bốn xin vỏn vẹn sở công lênh này. Vì dân tộc mà phất cờ khởi nghĩa, vì thù chồng mà đứng lên cầm vũ khí, kéo quân ra trận, đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập, khiến viên Thái thú Tô Định phải "cắt tóc, cạo râu, vứt bỏ ấn tín, trà trộn vào đám loạn quân tháo chạy về nước".

Danh hiệu này dành cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai người phụ nữ anh hùng, đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, vùng lên đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán, xưng vương và lập nên nền độc lập tự chủ trong vòng ba năm sau hơn 200 năm đắm chìm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Hai Bà lập nên vương triều mới. Trưng Trắc xưng hiệu là Trưng Vương. Hai Bà đã thắp lên ngọn lửa chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Quyền tự chủ đất nước do Hai Bà mang lại dù ngắn ngủi (từ năm 40 đến 43) song Hai Bà đã khắc hoạ vào lịch sử và tâm thức người dân Việt Nam tấm gương trung nghĩa, anh hùng làm vẻ vang cho nữ giới và dân tộc.

Triệu Thị Trinh

"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, ch:ém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người.” (225-248)

Nối tiếp tinh thần của Hai Bà Trưng, sau gần 2 thế kỷ, vùng núi Cửu Chân (Thanh Hóa) xuất hiện phụ nữ anh hùng khác là Triệu Thị Trinh. Lời tuyên thệ của bà đã đi vào sử sách: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người".

Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu Thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng căn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là tì thiếp người ta”. Hiện nay Lăng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia, là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của dân tộc Việt Nam.

Vua Hùng

Tuy Kinh Dương Vương là vua đầu tiên của phương Nam, nhưng chính con của ông là Lạc Long Quân húy Sùng Lãm mới là vị Hùng Vương nổi tiếng nhất, là vị vua tu luyện đắc Đạo và vị Thần cổ xưa đầu tiên khai sinh ra dòng giống Bách Việt và định lãnh thổ cho quốc gia Văn Lang thời cổ đại. Dân ta tự hào mình là dòng giống Con Rồng cháu Tiên là nhờ ơn của Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ vậy.


Trăm trứng nở trăm con, khai sinh dòng Bách Việt

Lê Hoàn

Lê Đại Hành (941-1005), tên húy Lê Hoàn, vị vua đầu tiên và có công lớn của nhà Tiên Lê. Gắn liền với cuộc chiến chống quân Tống và Chiêm, củng cố độc lập, xây dựng nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn sinh năm 941 ở Thanh Hóa, mồ côi từ nhỏ, tự học tự rèn, trở thành tướng lĩnh xuất sắc dưới triều Đinh Tiên Hoàng. Năm 980, với sự ủng hộ của binh sĩ và Thái Hậu Dương Vân Nga, Lê Đại Hành lên ngôi, đánh bại quân Tống trên sông Bạch Đằng và Ải Chi Lăng, dẹp giặc ngoại xâm, xây dựng kinh đô Hoa Lư. Vua Lê Đại Hành được nhận xét là nhà quân sự lỗi lạc, chính trị gia khôn khéo, đặt ra sách lược phát triển đất nước một cách thông minh.

Vua Lê Lợi

Lê Thái Tổ khẳng định: "Ta cất quân đánh giặc không phải có lòng ham muốn phú quý, mà muốn để nghìn năm sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược". Lê Lợi, tên thật là Lê Lợi, sinh năm 1385 và mất năm 1433. Ông là lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đem lại độc lập cho Đại Việt và sáng lập nhà Hậu Lê.

Lê Lợi trưởng thành trong bối cảnh triều Trần suy tàn, những cuộc khởi nghĩa của nông dân và những cố gắng cải cách của nhà Hồ. Những biến động này đã ảnh hưởng đến tư tưởng và nhận thức của ông. Khi nhà Minh xâm lược và chiếm Đại Việt, lòng yêu nước của ông trỗi dậy, ông không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh cứu nước. Lê Lợi được coi là một nhà vua tài năng trong lịch sử, thông minh trong mỗi chiến dịch giành lại độc lập cho đất nước.

Từ khi khởi binh, ông nhận ra sự thối nát và bất lực của triều Trần, ông hiểu rằng không thể khôi phục Hậu Trần. Với tài năng, uy tín và sức ảnh hưởng, ông đã dẫn dắt quân Minh, từ chối mọi dụ dỗ. Năm 1416, ông kết nghĩa tại Lũng Nhai cùng Nguyễn Trãi và 17 anh em khác, nguyện sống chết đồng lòng.

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi trị vì trong 5 năm (1428-1433), khắc phục hậu quả thời Minh thuộc, xây dựng lại đất nước, đặt nền móng vững chắc cho độc lập và thống nhất.

Vua Quang Trung

Quang Trung hoàng đế, hay còn được biết đến với tên gọi Nguyễn Văn Huệ, sinh năm 1753 và qua đời năm 1792, con trai của Nguyễn Phi Phúc, một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực buôn trầu.

Từ thời xưa, Quang Trung đã được đánh giá cao với tài thao lược binh quyền, và ông được coi là vị vua toàn tài trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta.

Sau thành công của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn và đánh bại các cuộc xâm lược của Xiêm La (phía Nam) và Đại Thanh (phía Bắc), ông được nhân dân tôn vinh là anh hùng áo vải, vị tướng bách chiến bách thắng của dân tộc. Đồng thời, ông cũng thực hiện những cải cách tiến bộ nhằm xây dựng Đại Việt.

Ngày nay, cả nước đã xây dựng lăng, đền thờ, bảo tàng, tượng đài để tưởng nhớ những đóng góp to lớn của vua Quang Trung cho dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại xóm nghề thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyên Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ấp 1, Thạnh Đức, Bến Lức, Long An). Thuở nhỏ, ông còn có tên là Chơn.

Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, Thị Trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội , xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (tục danh là Thăng hoặc Trường), mẹ là bà Lê Kim Hồng.

Khi chiến tranh Tây Sơn nổ ra, gia đình ông Nguyễn Văn Đạo (ông nội của Nguyễn Văn Lịch) chạy giặc vào Nam định cư tại thôn Bình Nhựt, tổng Bình Cách, huyện Thuận An, Phủ Tân Bình, trấn Phiên An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông.


Nguyễn Ánh

Gia Long (Vietnamese: [zaː lawŋ] (North), [jaː lawŋ] (South); 8 February 1762 – 3 February 1820), born Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎) or Nguyễn Ánh, was the founding emperor of the Nguyễn dynasty, the last dynasty of Vietnam. His dynasty would rule the unified territories that constitute modern-day Vietnam until 1945.

Gia Long's rule was noted for its Confucian orthodoxy. He defeated the Tây Sơn rebellion and reinstated the classical Confucian education and civil service system. He moved the capital from Hanoi south to Huế as the country's populace had also shifted south over the preceding centuries, and built up several fortresses and a palace in his new capital. Using French expertise, he modernized Vietnam's defensive capabilities. In deference to the assistance of his French friends, he tolerated the activities of Roman Catholic missionaries, something that became increasingly restricted under his successors. Under his rule, Vietnam strengthened its military dominance in Indochina, expelling Siamese forces from Cambodia and turning it into a vassal state.

Trần Bình Trọng


Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì chỉ có chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi[4][5].

Trần Bình Trọng (chữ Hán: 陳平仲, 1259 - 8 tháng 4, 1285) là một danh tướng nhà Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho Trần Thánh TôngTrần Nhân Tông trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông vào năm 1285. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc[1], được truy phong làm Bảo Nghĩa vương (保義王).

Nguyễn Phi Khanh

Nguyễn Phi Khanh (chữ Hán: 阮飛卿; tên thật là Nguyễn Ứng Long (阮應龍); năm sinh không chắc chắn. Một số nguồn cho là khoảng năm 1355[1][2]1428[1][3] hay 1429[2]) là Hàn lâm học sĩ nhà Hồ và là cha của Nguyễn Trãi - một công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Ông quê làng Chi Ngãi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay là phường Cộng Hòa, Tp.Chí Linh, Hải Dương). Sau dời về thôn Trại Ổi (Ngọc Ổi) làng Nhị Khê, nay thuộc huyện Thường Tín, nay thuộc Hà Nội[2][4].

Huyền Trân Công Chúa

Công chúa Huyền Trân (1287-1340) là con gái vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, em gái của Trần Anh Tông. Sách Việt sử giai thoại viết: "Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông đem Công chúa Huyền Trân gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân. Đáp lại, Chế Mân đã đem đất hai châu Ô và Lý - vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay - dâng cho Đại Việt làm sính lễ".


Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung cướp về (vì theo tục lệ Chiêm Thành, hễ Vua mất thì Hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo). Sau đó bà xuất gia rồi mất vào năm 1340. Dân chúng quanh vùng thương tiếc, tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.

Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng sinh 28 tháng 8, 1525 năm Ất Dậu, là người ở làng Gia Miêu Ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa[1], con trai thứ của Nguyễn Kim và bà chính thất Nguyễn Thị Mai, con gái của Đặc tiến quốc thượng tướng quân thự vệ sự triều Lê Nguyễn Minh Biện (quê ở làng Phạm Xá, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương). Tiên tổ Nguyễn Hoàng là Nguyễn Công Duẩn, theo vua Lê Thái Tổ, làm quan đến Phụng thần vệ tướng quân Gia đình Hầu, Hoành quốc công. Nguyễn Công Duẩn sinh Nguyễn Đức Trung, đời vua Lê Nhân Tông làm Điện tiền chỉ huy sứ, đã cùng Nguyễn Xí mưu lập vua Lê Thánh Tông, làm đến Đô đốc Trịnh quốc công. Nguyễn Đức Trung là anh của Nguyễn Văn Lỗ, Nguyễn Văn Lỗ sinh ra Nguyễn Văn Lãng (hay Lang), Nguyễn Văn Lang làm tướng triều đình thời Lê Uy Mục. Khi vua Uy Mục mất lòng dân, Nguyễn Văn Lang cùng con là Nguyễn Hoằng Dụ họp quân ba phủ xứ Thanh tôn con Kiến vương Lê Tân là Lê Oanh lên làm vua. Lê Oanh đánh đổ Lê Uy Mục, trở thành vua Lê Tương Dực, đã phong Nguyễn Văn Lang tước Nghĩa quốc công, Nguyễn Hoằng Dụ làm Thái phó Trừng quốc công.

Trần Quốc Toản

Căn cứ Đại Việt sử ký toàn thư cùng Khâm định Việt sử thông giám cương mục, vào tháng 10 năm 1282, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than, cùng quan viên bàn kế chống quân Nguyên. Nhà vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn nộ, tay cầm thanh kiếm, tay kia bóp nát quả cam lúc nào không hay. Sau đó Quốc Toản lui về thái ấp, huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:"Phá cường địch, báo hoàng ân" (Nghĩa là phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám chống lại.[1]

Tháng 4 năm 1285, Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương (khuyết danh), Hoài Văn hầu Quốc Toản cùng tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết. Ngày 10 tháng 5 năm đó, có người về báo cho triều đình là Thượng tướng Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn, Thoát Hoan, Bình chương A Lạt phải rút chạy qua sông Lô.



Thánh Gióng

Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc (Toàn thư không ghi đây là giặc Ân như Lĩnh Nam chích quái).

Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời sứ giả vào, nói: "Xin cho một thanh gươm, một áo giáp sắt và một con ngựa, vua không phải lo gì". Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Trâu Sơn. Bọn giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy. Gióng đuổi theo, tới chân núi Sóc Sơn thì dừng. Đứa trẻ cởi áo giáp, phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vườn nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế.

Về sau, Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng).


Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội), là con của Nguyễn Phi Khanh, tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại tư đồ Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán.[2] Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Việt Nam) cho rằng gốc gác ông là ở làng Chi Nhạn, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).[7]

Dưới thời nhà Trần, cha ông là Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy hai người con gái, con trưởng tên là Thái, con thứ tên Thai. Nguyễn Phi Khanh dạy Thái, nhân gần gũi, đã làm thơ quốc ngữ khêu gợi Thái, có quan hệ nam nữ với Thái, Hán Anh cũng làm thơ quốc ngữ bắt chước Phi Khanh. Rốt cuộc Thái có thai, Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh bỏ trốn, đến ngày Thái đẻ, Trần Nguyên Đán mới hỏi Nguyễn Phi Khanh ở đâu, người nhà bảo Nguyễn Phi Khanh đã trốn đi. Trần Nguyên Đán cho gọi hai người về gả con gái cho Nguyễn Phi Khanh, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh thi đỗ, nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng: "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng".[8]


Lạc Long Quân & Âu Cơ

Thousands of years ago, during the reign of King Kinh Dương Vương, the Xích Quỷ kingdom was an unknown stretch of a vast land on the far East, leaning its back on a range of high mountains while looking out facing the oceans from a long shoreline. He married princess Long Nữ, the daughter of Động Đình Vương - sovereign of the Động Đình Lake. They were then blessed with one child, a boy whom they called Sung Lam, popularly known in the kingdom as Lạc Long Quân, the "Dragon Lord of Lạc”. Because of Long Nữ’s origin, their son was believed to be a descendant from the line of the Dragons. And indeed, Lạc Long Quân had extraordinary strength and supreme intelligence. But his succession from his mother’s underwater world developed in him a strong fascination for the ocean, and the young man is often seen along the shorelines enjoying the waves and exploring the many sea creatures in sight.

https://www.vietnam.com/en/culture/art/fairy-tales/lac-long-quan-and-au-co-the-legend-of-ancient-vietnam.html

Đinh Bộ Lĩnh

Đinh Tiên Hoàng (chữ Hán: 丁先皇; 22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh (丁部領)), là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc.

Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế:


Đinh Tiên Hoàng

Đinh Tiên Hoàng (chữ Hán: 丁先皇; 22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh (丁部領)), là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc.

Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế:


Trọng Thủy & Mỵ Châu

The legend of Trọng Thủy and Mỵ Châu involves a pair of star-crossed lovers which is similar to the Romeo & Juliet archetype. Trọng Thủy was the son of Governor Triệu Đà of the Nanhai Commandery, who was originally part of the Qin Expeditionary Force sent to pacify the region, while Mỵ Châu was the daughter of the An Dương King of the kingdom of Âu Lạc. Both sides were at a stalemate of a nearly decade-long war, for although Triệu Đà was able to conquer the entire northern half of the Âu Lạc kingdom (though at great cost due to having to go against the Âu Việt tribes' guerilla warfare tactics), the An Dương King was able to defend the remaining territories and the capital, Cổ Loa, using an enchanted ballista which was able to fire thousands of arrows in a single volley, slaying thousands of men.

Chữ Đồng Tử & Tiên Dung

Tương truyền rằng, vào thời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương), Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân (渚衢雲), Chử Vi Vân(渚微雲), hoặc Chử Vi Tử (渚微子),[1] tại thôn Chử Xá, xã Văn Đức (nay thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).[2] Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.

Đặng Dung

Đặng Dung (chữ Hán: 鄧容 13731414[1]) là tướng lĩnh nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai của Đặng Tất, người theo phò vua Giản Định đế của nhà Hậu Trần, sau bị Giản Định đế giết chết cùng với tướng Nguyễn Cảnh Chân. Giận vì cha mình chết oan, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rời đi, lập Trần Quý Khoáng tức vua Trùng Quang tiếp tục khởi nghĩa.

Lý Nam Đế

Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17 tháng 10 năm 503). Lý Bí có tài, được Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư (蕭諮) nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).[5] Nhưng do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ.

Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗, 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308), tên khai sinh là Trần Khâm (陳昑), tự là Thanh Phúc, là vị vua Việt Nam thứ ba của nhà Trần nước Đại Việt. Vua Trần Nhân Tông trị vì từ ngày 8 tháng 11 năm 1278 đến ngày 16 tháng 4 năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng rồi đi tu sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được sử Việt đánh giá là một vị Hoàng đế anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng lãnh thổ đất nước.[1][2] Ngoài ra, Trần Nhân Tông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.[3] Ông là 1 trong 100 vị anh hùng dân tộc Việt Nam.


Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.

Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch;

Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

Thiền Sư Vạn Hạnh

Vạn Hạnh (chữ Hán: 萬行) (9381018) là một tăng sĩ Phật giáo Đại Cồ Việt, người châu Cổ Pháp (Bắc Ninh). Ông là một trong những Tăng sĩ làm cố vấn cho vua Lê Đại Hành, đồng thời là người thầy của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này lên ngôi thay đổi triều đại và triều Lý thành lập.

Thân như bóng chớp có rồi không

Cây cối xanh tươi thu não nùng

Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi

Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông"